Làm phân hữu bằng rác thải gia đình

Hàng ngày, lượng rác thải nhà bếp của mỗi hộ gia đình là rất lớn. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu thừa, bỏ đi để ủ thành phân hữu cơ ngày càng trở nên phổ biến. Để giúp các hộ gia đình có thể tạo ra nguồn phân bón dinh dưỡng cho cây trồng, Đại lý Tuấn Tú Vĩnh Phúc xin giới thiệu đến bạn cách làm phân hữu bằng rác thải gia đình vô cùng đơn giản.
Làm phân hữu bằng rác thải


Tại sao nên làm phân hữu cơ tại nhà?

Thay vì sử dụng các loại phân hóa học, vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì các hộ gia đình có thể dễ dàng tạo ra loại phân hữu cơ an toàn. Cách làm phân hữu cơ từ rác thải gia đình sẽ giúp bạn:
- Tiết kiệm chi phí chăm sóc cây trồng.
- Tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho đất trồng cây.
- Hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học.
- Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và giảm được số lượng rác thải vào môi trường.
Làm phân hữu bằng rác thải gia đình
Sử dụng phân hữu cơ để bảo vệ môi trường sống

Hướng dẫn cách làm phân hữu cơ từ rác thải tại gia đình

Để áp dụng cách làm phân hữu cơ từ rác thải tại gia đình chúng ta cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Thùng ủ phân: Các loại thùng gỗ, thùng nhựa..vv có dung lượng từ 20-120 lít (tùy vào lượng rác thải của gia đình).
- Dụng cụ đảo trộn (gậy, thanh tre).
- Vòi nước.
- Đất trồng không có phân hay chất hóa học và lá cây khô.
- Rác thải từ nhà bếp (rau, vỏ trái cây, vỏ trứng, bã cà phê…vv).
phân hữu bằng rác thải gia đình
Các loại rác thải nhà bếp

Bước 2: Làm thùng ủ rác hữu cơ và chọn vị trí đặt thùng
- Các thùng nhựa được khoan nhiều lỗ thoát nước cách đều nhau từ 10 - 15 cm. Bên thành thùng khoan 2 cửa vuông từ 20→30 cm để lấy phân.
- Vị trí đặt phân ủ: Cách xa nguồn nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác.
thùng ủ rác hữu cơ
Thùng phân hữu cơ
Bước 3: Phân loại rác và ủ phân
- Các loại rau thừa, rác thải từ nhà bếp được gọi là rác hữu cơ. Trước khi đưa rác vào ủ phân, quý vị nên loại bỏ toàn bộ mảnh sành, túi ni-lông, vỏ hộp sữa,...
cách làm phân hữu bằng rác thải gia đình

Trộn các loại rác với chế phẩm vi sinh: 0,5 – 1 Kg EM (được phân phối tại khắp các đại lý trên toàn quốc). Đây là bước quan trọng giúp quá trình ủ diễn ra nhanh chóng và không gây ô nhiễm môi trường.





Chú thích: Chức năng của chế phẩm EM1:
+ Phân hủy mùn, bã hữu cơ từ rác thải nhà bếp
+ Khử mùi hôi của rác thải
+ Bảo vệ môi trường
+ Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh trong rác thải.
Sau đó, rải lần lượt các lớp nguyên liệu vào thùng ủ. Cứ một lớp rác là một lớp đất và lá khô. Để tránh thu hút ruồi, lớp cuối cùng trên mặt thùng nên là lớp đất và đậy kín nắp thùng chứa.
Bước 4: Đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm.
Trong cách làm phân hữu cơ từ rác thải gia đình thì bước đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm là cực kỳ quan trọng. Sau khoảng 3-4 ngày, ta tiến hành đảo trộn và kiểm tra độ ẩm bằng cách:
- Nếu bóp thấy nước rỉ ra ngoài kẽ tay là thừa nước, phải bổ sung thêm lá cỏ khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm.
- Nếu bóp thấy rác dính chặt, không có nhiều nước rỉ ra thì độ ẩm đạt yêu cầu.
- Nếu bóp thấy rác không dính chặt (bời rời) thì không đủ nước, cần bổ sung thêm nước (vừa đủ).
Bước 5Đưa vào sử dụng
- Sau 30 ngày, lượng rác thải đã được ủ thành phân compost và có thể đưa vào sử dụng bón cho cây trồng.
- Mở cửa thùng và lấy lớp phân phía dưới.
Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả
- Sau khi lấy phân hữu cơ từ thùng ra nên để phơi từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.
- Bón phân đã ủ xung quanh gốc cây.
- Có thể kết hợp trộn trực tiếp với đất trước khi gieo trồng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tận dụng nguồn rác thải của gia đình để tạo ra nguồn phân hữu cơ có lợi cho cây và đất trồng. Chắc chắn, cách làm phân hữu cơ từ rác thải gia đình sẽ là biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả dành cho bạn.
Chia sẻ bài viết này :