Tự trộn thức ăn chăn nuôi giúp giảm chi phí

Tự trộn thức ăn chăn nuôi giúp giảm chi phí thức ăn - Giải pháp chăn nuôi mới.

Tự trộn thức ăn chăn nuôi không phải là câu chuyện mới nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay, việc người dân tự sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như việc thu mua và bảo quản nguyên liệu, đầu tư máy móc trang thiết bị để sản xuất cám, đầu tư thời gian công sức để làm cám..Cùng với đó, người chăn nuôi sợ thay đổi, ngại thử cái mới vì kiến thức về dinh dưỡng và vật nuôi của các nhà chăn nuôi vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, họ chưa tìm công thức trộn phù hợp và không kiểm soát được chất lượng thức ăn và hiện thị trường có nhiều nhà cung cấp không uy tín. Nhờ tăng cường tiết giảm chi phí qua tự trộn thức ăn chăn nuôi, đã có nhiều trang trại chăn nuôi vượt qua bão giá, tiếp tục duy trì và phát triển công việc chăn nuôi.

Dưới đây Đại lý Tuấn Tú xin chia sẻ cách trộn thức ăn chăn nuôi giúp giảm chi phí

Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu có chất lượng tốt

Nhà chăn nuôi cần tìm được nhà cung cấp nguyên liệu tốt, nhà cung cấp các loại premix uy tín và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu với tỷ lệ các thành phần đạm, xơ, béo, vitamin, khoáng chất… cân đối.


Bước 2: Kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên liệu và thành phẩm định kỳ

Để có được thức ăn tốt đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và phòng tránh các rủi ro cho sức khỏe vật nuôi, người chăn nuôi cần thường xuyên kiểm soát chất lượng các nguyên liệu sử dụng và thành phẩm phối trộn bằng các phương pháp phân tích cảm quan, hóa lý; kiểm tra độc tố nấm mốc và mầm bệnh… 

Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm sau mỗi đợt nhập/thay đổi nguyên liệu/nhà cung cấp hoặc khi có các dấu hiệu giảm sút năng suất chăn nuôi. 


Bước 3: Công thức phối trộn

Tỷ lệ trộn đúng các loại nguyên liệu là chìa khóa để đảm bảo dinh dưỡng của khẩu phần. Trong đó, quan trọng nhất là sự cân đối của các axít amin, vitamin, khoáng chất, hàm lượng protein, xơ, chất béo…

Công thức trộn sẽ phụ thuộc vào loại và chất lượng của các nguyên liệu sử dụng cũng như các giai đoạn phát triển khác nhau của từng loài vật nuôi. Do đó, sự hiểu biết về nguyên liệu cũng như nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi rất quan trọng trong việc thành lập công thức trộn để tối ưu hiệu quả chăn nuôi, nâng cao lợi nhuận.


Bước 4: Cách trộn

Cách chuẩn bị, phân bố các nguyên liệu khi trộn và thời gian trộn quyết định chất lượng của mẻ trộn. Các loại nguyên liệu dạng hạt như ngô cần được nghiền trước khi đưa vào Máy trộn bột công nghiệp 3A4Kw. Thời gian trộn của một mẻ 500kg không được quá 15 phút.



Máy trộn bột công nghiệp 3A4Kw hay gọi là máy trộn thức ăn chăn nuôi công suất lớn 3A4Kw. Máy trộn được tất cả các loại bột nguyên liệu dạng khô, ẩm với độ ẩm lên tới 80% với năng suất đạt 150 - 200Kg/mẻ/15-25 phút.

Máy trộn bột công nghiệp 3A4Kw do Công ty CPĐT Tuấn Tú nghiên cứu, chế tạo và sản xuất bằng chất liệu inox 304, đảm bảo an toàn vệ sinh khi trộn bột thực phẩm, bột dược liệu.

Bước 5, 6: Bảo quản và cho ăn

Thức ăn sau khi trộn nên cho vật nuôi ăn ngay để đảm bảo hàm lượng các chất dinh dưỡng. Tùy vào nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn mà cân đối khẩu phần, số bữa ăn cho phù hợp. Ví dụ: heo thịt giai đoạn 15 – 30kg cần tiêu thụ từ 800g đến 1,5kg thức ăn mỗi ngày, chia làm 2 bữa ăn.

Thời gian bao quản tối ưu nên dưới 3 ngày sau khi trộn. Thành phẩm nên được chứa trong bao sạch đậy kín phòng hấp thu độ ẩm, chuột, bọ… và được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thời gian bảo quản thức ăn tự trộn phụ thuộc vào các nguyên liệu sử dụng. Thức ăn có độ ẩm, hàm lượng béo cao dễ bị nấm mốc, ôi thiu gây hại cho vật nuôi. Độ ẩm của nguyên liệu thô, thành phẩm cần được kiểm soát duy trì trong khoảng 10 – 12%.

Thông tin liên hệ:
================================
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 024.22.05.05.05 - 0914567869
Email: maynhanongvn@gmail.com
Website: http://maynhanong.com
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
================================
Chia sẻ bài viết này :