Cách dự trữ thức ăn cho gia súc mùa lạnh

Cách dự trữ thức ăn cho gia súc mùa lạnhTrong mùa mưa lạnh, nguồn thức ăn cho gia súc khan hiếm. Phương pháp dự trữ thức ăn cho gia súc thời gian này là cần thiết với bà con nông dân. Dưới đây Tuấn Tú Vĩnh Phúc xin chia sẻ bài viết về cách dự trữ thức ăn cho gia súc mùa mưa lạnh.

Trồng các loại cỏ bổ sung

Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại là cỏ xanh nhưng năng suất lại thay đổi theo mùa vụ và trong mùa lạnh (khô) thường bị thiếu. Hiện, một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt như cỏ voi, cỏ Ghi nê, VA06,… để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.

Cần căn cứ vào nhu cầu từng loại gia súc và năng suất của cỏ trồng để tính toán diện tích trồng cho phù hợp. Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc, nhất là vào mùa lạnh.

Cách dự trữ thức ăn xanh bằng ủ chua

Thức ăn ủ chua là nén chặt các loại thức ăn có khả năng lên men trong điều kiện kín khí để bảo quản lâu dài. Nguyên liệu có thể là cây ngô, các loại phụ phẩm chế biến dứa (bã, chồi,…). Với công thức ủ xanh như: 100kg thân cây ngô tươi + 3kg urê + 0,5kg NaCl (có thể bổ sung 2 - 4% rỉ mật đường),…

Thức ăn đem ủ cần chặt ngắn (5 - 10 cm); lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65 - 75%. Chỉ ủ những thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng; cho từng lớp thức ăn dày 20 - 30 cm đầm kỹ, nén chặt rồi mới cho lớp khác; chú ý nén thật chặt ở các góc hố.

Sau khoảng 3 tuần là có thể cho gia súc ăn. Thức ăn ủ chua được bảo quản lâu dài và tổn thất ít chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt có thể cho gia súc ăn tới 5 - 7 kg/100 kg thể trọng/ngày.

Bà con dùng Máy băm cỏ cho bò 3A3Kw (loại băng tải) để băm nhỏ cỏ tươi ra thành từng đoạn nhỏ

Ủ héo thức ăn xanh

Ủ héo là phương pháp trung gian giữa làm cỏ khô và ủ tươi, cỏ dùng làm ủ héo có hàm lượng chất khô cao hơn dùng để ủ tươi. Cỏ ủ héo thường lên men ít, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ủ thường ít hơn.

Cách ủ cỏ héo: tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ. Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50% - 60%, dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp, nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ. 

Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho bao cỏ vào bao nylon thứ 2, buộc thật kín, sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các côn trùng khác phá hoại. Đây là khâu quyết định nếu bao bị hở thì cỏ trong bao sẽ bị hư hỏng.

Dự trữ các phụ phẩm nhiều chất xơ

Nguồn phụ phẩm nhiều chất xơ rất phong phú và đa dạng như rơm, ngọn lá mía, ngọn sắn… Nguyên tắc làm tăng khả năng sử dụng phụ phẩm nhiều xơ gồm thu gom sau thu hoạch để dự trữ lâu dài; Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hay xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp để làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thu nhận thức ăn. Trong đó, phương pháp xử lý vật lý và sinh học ít được áp dụng do quy trình phức tạp, chi phí thiết bị cao. Trong xử lý hóa học, có xử lý bằng ủ chua, ủ urê là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay.

Dự trữ thức ăn tinh

Các loại thức ăn tinh như hạt ngô, sẵn, cám gạo, bột đậu tương… chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng gồm đạm, tinh bột, đường, khoáng và vitamin.

Thức ăn tinh sau khi được xử lý thường được dự trữ trong bao, quây cót… Kho chứa thức ăn là phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, có mái che... Khi lấy thức ăn phải theo thứ tự chế biến trước dùng trước, chế biến sau dùng sau và kiểm tra hàng ngày; định kỳ đảo kho, sát trùng mọt, sâu… Kiểm tra thường xuyên thức ăn nếu có hiện tượng ẩm, vón mốc... phải có biện pháp phơi, sấy hoặc loại bỏ.

Cách phối trộn cỏ tươi cho bò sữa.

  • Tiến hành đổ các loại nguyên liệu dùng để phối trộn ra nền nhà sạch, khô. Các loại thức ăn nhiều thì đổ trước, ít thì đổ sau. Các loại nguyên liệu có khối lượng ít bà con nên trộn sẵn với một ít cá bột khác sau đó mới tiến hành trộn với các nguyên liệu còn lại. Đối với các trang trại lớn hay cơ sở kinh doanh cám nên sử dụng Máy trộn cỏ cho bò 3A3,7kw để tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.



  • Bà con lưu ý phải bảo đảm độ ẩm của nguyên liệu 10-20%.
  • Tiến hành trộn các loại thức ăn lại với nhau, trộn đến khi toàn bộ nguyên liệu đều và có màu đồng nhất với nhau. 

Hướng dẫn bảo quản thức ăn sau khi phối trộn

  • Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che.
  • Bao bì đựng thức ăn cần kê cao để tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Tránh để các loại chuột, bọ phá hỏng thức ăn.
  • Thức ăn sau khi phối trộn chỉ nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày là tốt nhất.

Nguyên tắc và cách sử dụng thức ăn chăn nuôi sau khi phối trộn.

  • Các loại vật nuôi sẽ có một công thức phối trộn thức ăn riêng nên vật nuôi nào thì chỉ được sử dụng thức ăn phối trộn của vật nuôi đó.
  • Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phối trộn khác nhau nên cần sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích.
  • Khi sử dụng nên tuân theo yêu cầu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
  • Không nên thay đổi thức ăn hay khẩu phần ăn đột ngột vì có thể làm cho chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.
Trên là bài hướng dẫn Cách phối trộn cỏ tươi cho bò sữa của Tuấn Tú Vĩnh Phúc. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Để được tư vấn, mời quý khách liên hệ:

================================
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 024.22.05.05.05 - 0914567869
Email: maynhanongvn@gmail.com
Website: http://maynhanong.com
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
================================
Chia sẻ bài viết này :