Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Sản xuất thức ăn chăn nuôi trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có các giáo trình thức ăn chăn nuôi như tự sản xuất thức ăn chăn nuôi ở việt nam được áp dụng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi với dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi không phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài đã được nhiều hộ chăn nuôi thực hiện.
Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi xem ra không còn gì bí mật khi một nông dân với số vốn vài chục triệu đồng đã có thể chủ động được nguồn thức ăn cho trang trại của mình. Những người trong ngành cho rằng, việc một tập đoàn lớn nhảy vào lĩnh vực này không đáng ngại, mối bận tâm của họ nằm ở chỗ khác.

Cách giảm chi phí đầu vào trong thời buổi giá cả bấp bênh như hiện nay là phải tự sản xuất, hoặc hợp tác với các hộ chăn nuôi khác mua nguyên liệu và thuê các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia công cho mình.

Cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ chuyên nghiệp. Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã và chuỗi sản phẩm khép kín thịt, … Công tác kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi được tăng cường.

Hiện nay, vấn đề quan trọng là làm sao để giúp nông dân, doanh nghiệp gia tăng năng suất, lợi nhuận, đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Trong đó có 3 yếu tố quan trọng mà ngành chăn nuôi cần phải làm tốt hơn là giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, đột phá về giống và đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong chăn nuôi theo chuỗi từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây cũng là những yếu tố cần chú trọng khi tái cơ cấu ngành chăn nuôi hiện nay.

Sản xuất chăn nuôi năm 2015 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4-5% so với năm 2014.
Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, ngành sản xuất chăn nuôi năm 2015 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4-5% so với năm 2014. Trong đó chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao. Giá lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000-52.000 đồng/kg. Người dân chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá cao.

Ngành chăn nuôi đang ghi nhận xu hướng tự sản xuất thức ăn thay vì đi mua như trước đây. Một số công ty có tiềm lực tài chính xây dựng mô hình khép kín, từ việc tự sản xuất thức ăn, chăn nuôi đến chế biến thành phẩm để cung cấp cho thị trường. Còn các hộ có trang trại chăn nuôi ít vốn, không thể xây dựng một chu trình khép kín như những công ty lớn cũng tìm cách mua nguyên liệu để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc, gia cầm của mình thay vì mua từ các đại lý, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Với cách này, ngoài việc giảm được chi phí đầu vào, họ còn có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm. “Lâu nay, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, nhưng chất lượng sản phẩm giảm, hàng kém chất lượng ngày càng nhiều”

Một người chăn nuôi gà ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cho biết. Theo ông Ba, các hộ chăn nuôi thường không quyết định được sẽ mua thương hiệu thức ăn nào, phần lớn phụ thuộc vào các đại lý thức ăn chăn nuôi cấp 2, cấp 3. Do mỗi khu vực có một vài đại lý phân phối sản phẩm, nên công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nào trả hoa hồng cao là đại lý giới thiệu sản phẩm của công ty đó.
“Nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ, chưa có thương hiệu trên thị trường, họ thường chiết khấu cao cho các đại lý và các đại lý trở thành nhà phân phối sản phẩm. Còn chúng tôi, muốn mua sản phẩm có thương hiệu để đảm bảo chất lượng cũng không có sự lựa chọn nên chỉ có thể là mua hoặc tự sản xuất”, ông Ba cho biết. Hiện ông Ba đang tự sản xuất thức ăn cho trang trại gà 5.000 con của mình.
Khi được hỏi về phong trào tự sản xuất thức ăn chăn nuôi đang rộ lên hiện nay, ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết hiện công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi không có gì bí mật. Một nông dân với số vốn vài chục triệu đồng có thể chủ động được nguồn thức ăn cho trang trại của mình.
Theo nhận xét của những người trong ngành, một trong những khó khăn của những trang trại tự sản xuất thức ăn chăn nuôi là làm sao kiếm được nguồn cung cấp nguyên liệu. Một số người như ông Hòa, ông Ba cho biết cách làm của hai ông hiện nay là mua lại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ một công ty xuất nhập khẩu mà họ quen biết.

Theo vị Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, không chỉ có nông dân, ngay cả những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng thường mua lại nguyên liệu từ những công ty xuất nhập khẩu vì những công ty này mua với số lượng lớn vì họ làm đại lý cho những nhà xuất khẩu. Hơn nữa, việc làm ăn với các công ty xuất khẩu nguyên liệu ở Mỹ, Ấn Độ hay Argentina cũng thuận lợi hơn cho các hộ dân, vì trong các hợp đồng mua bán sử dụng tiếng Việt thay vì bằng tiếng Anh nếu mua bán trực tiếp với các công ty nước ngoài.

Theo ông Công, một trong những lý do để các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước, muốn có một hiệp hội riêng là để làm đầu mối nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về cho các hội viên tự sản xuất thức ăn cho đàn heo, gia cầm của họ.
“So với các nước, giá thành chăn nuôi của Việt Nam còn cao là do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, các hộ nuôi heo muốn thông qua hiệp hội để có thể mua được nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đầu vào với giá tương tự giá mua nguyên liệu của các nhà máy để tự chế biến, hoặc thuê gia công nhằm giảm chi phí. Đây cũng là một xu hướng chăn nuôi hiện nay.

===================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
☎ Zalo: 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
===================

Chia sẻ bài viết này :