Máy chế biến thức ăn thủy sản

Máy chế biến thức ăn thuỷ sản 3A7,5Kw do chúng tôi chế tạo và sản xuất cùng với các loại máy chăn nuôi khác như: Máy ép viên thủy sản, máy nghiền bột thức ăn thủy sản... Để phục vụ nhu cầu bà con chúng tôi xin chia sẻ bài viết cách chế biến và bảo quản thức ăn cho thủy sản tôm cá tại nhà cùng các thiết bị như sau:

Ảnh máy ép viên nuôi thủy sản 3A7,5Kw

I. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN

1. Các loại nguyên liệu thức ăn chính trong nuôi thủy sản

Tùy theo giai đoạn phát triển và mục đích của người nuôi mà trong thức ăn thủy sản có các loại như: thức ăn ương ấu trùng (cá bột, ấu trùng giáp xác, ...), thức ăn ương giống, thức ăn nuôi thịt, thức ăn nuôi vỗ bố mẹ...

Hình thức của thức ăn: thức ăn dạng ẩm, thức ăn viên khô: thức ăn nổi cho cá, thức ăn chìm cho giáp xác.

- Thức ăn ẩm: thường được gọi là thức ăn tự chế (home-made foood) hiện được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, ẩm độ thường cao hơn 40%. Thành phần nguyên liệu chính là cá tép tạp, phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp như cám tấm, khoai củ….Ngoài ra một số có bổ sung thêm premix khoáng vitamin. Tỉ lệ phối chế biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm.

Xét về một vài khía cạnh thì thức ăn ẩm có một số ưu điểm là tính sẵn có, ngon miệng và giá thành thấp vì thế thức ăn này không chỉ được sử dụng trong mô hình nuôi mật độ thấp mà ngay cả trong mô hình nuôi thâm canh.
Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn ẩm có một số nhược điểm: hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trường nước dẫn tới ô nhiễm môi trường nuôi, thời gian bảo quản ngắn và mang nhiểu mầm bệnh.

- Thức ăn viên (thức ăn viên khô): Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng cao tính trên một đơn vị trong lượng so với thức ăn ẩm. Thức ăn khô được chế biến chủ yếu cung cấp cho mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh.

Ưu điểm của thức ăn viên khô là có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển  đơn giản và thấp hơn so với thức ăn ẩm, ít bị biến động bởi mùa vụ về số lượng cũng như chất lượng, giảm rủi ro cho động vật nuôi do ít nhiễm vi sinh vật gây hại, dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi.

Trở ngại trong sử dụng thức ăn viên do giá thành sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng thức ăn viên do tính ngon miệng và tập tính ăn của loài. Ngoài ra chất lượng thức ăn viên rất biến động theo từng nhà máy sản xuất.

Hiện nay dựa vào đặc điểm bắt mồi của đối tượng thủy sản mà các nhà sản xuất sản xuất  hai loại thức ăn viên khô: loại thức ăn viên chìm sử dụng cho nuôi tôm và loại thức ăn viên nổi sử dụng chủ yếu cho nuôi cá.


2. Chế biến thức ăn thủy sản

2.1. Các loại thiết bị máy chế biến thức ăn thủy sản
        Trong chế biến thức ăn thủy sản đòi hỏi thiết bị công nghệ cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng thức ăn. Một số thiết bị cơ bản cần thiết gồm có: Máy nghiền và trộn bột, máy ép viên.

2.2. Quy trình sản xuất
         
       Sản xuất thức ăn công nghiệp trong thủy sản đòi hỏi khắt khe trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo được sự bền vững trong nước và thành phần phối trộn không bị thay đổi qua quy trình sản xuất cũng như giữ được chất lượng trong khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Sản xuất thức ăn thủy sản theo quy mô công nghiệp thì phức tạp và cần được quan tâm nhiều. .

 - Bộ phận nghiền
     Việc nghiền nhỏ nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích làm cho chúng tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá trình trộn ép viên và khả năng tiêu hóa. 

    Dùng Máy nghiền thức ăn chăn nuôi 3A để nghiền bột các nguyên liệu

-  Bộ phận trộn
   Các thành phần nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ qua quá trình trộn theo tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Nguyên liệu được nghiền và trộn đều theo tỷ lệ đảm bảo thành phần trong công thức thức ăn. Nhìn chung thành phần nguyên liệu khô được trộn trước sau đó mới tiếp tục trộn đến các nguyên liệu dạng chất lỏng. Việc trộn có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần theo từng mẻ trộn. 

     Dùng Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A để nghiền bột các nguyên liệu

-  Ép viên
Hình thức ép viên có thể được định nghĩa là làm có hình dạng viên bằng cách nén các thành phần nguyên liệu hay các hỗn hợp nguyên liệu đã trộn. Ép viên làm thay đổi hình dạng của hỗn hợp nguyên liệu thành các dạng bền vững và phù hợp cho yêu cầu của nuôi thủy sản. Các loại bộ phận ép viên thường bao gồm các loại thiết bị như: thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa . Việc nén ép các nguyên liệu làm cho thức ăn đạt chất lượng tốt nhất. Trong ép viên một bàn lỗ và trục cán được lắp ráp với nhau. Các vật liệu sau khi trộn được đưa qua bàn ép có chứa các lỗ và bị trục cán ép thành viên. Quá trình này diễn ra liên tục và khi áp lực đủ lớn đẩy các vật liệu qua lỗ và được cắt nhỏ lại bằng dao cắt ở phía ngoài và viên thức ăn đạt dược chiều dài mong muốn. Hơi nóng trong quá trình ép làm cho viên thức ăn khô lại. Bộ phận làm nguội được thiết kế tùy thuộc vào kiểu ép viên theo chiều đứng hay theo chiều ngang. Bộ phận này còn có tác dụng làm nguội cho thiết bị và quy trình hoạt động thuận lợi hơn.

Dùng Máy ép cám viên nổi 3A để tạo viên cám khô

II. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN

 - Thức ăn công nghiệp thường tương đối bền, lâu tan trong nước, chỉ một phần nhỏ bị tan và mất dinh dưỡng do sự thấm lọc. Độ bền trong nước của thức ăn thì tùy thuộc vào từng loài thủy sản và tính ăn của chúng. Đối với cá thức ăn dùng cho chúng thì yêu cầu chỉ tan trong nước trong vài phút. Ngược lại tôm thì yêu cầu về độ tan lâu hơn và bền vững trong nước trong một khoảng thời gian vài giờ.
Độ bền trong nước của thức ăn thì phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu làm thức ăn, quy trình sản xuất và chất kết dính tự nhiên được sử dụng.

- Thành phần nguyên liệu của thức ăn: Sự cân đối trong thành phần nguyên liệu, các nguyên liệu mà khó nghiền nhuyễn hay khó kết dính thì nên sử dụng giới hạn (bột cám, bột xương...). Các thành phần hút ẩm như đường, muối, mật đường, chúng hấp thu nước làm cho thức ăn dễ bị vụn ra. Nhìn chung các chất mà có tính kết dính cao khi sử dụng trong sản xuất thức ăn làm cho thức ăn bền hơn trong nước.

- Quy trình sản xuất: Việc nghiền nguyên liệu luôn luôn được thực hiện trong tất cả các quy trình sản xuất thức ăn. Quá trình này làm tăng diện tích bề mặt của thức ăn dẫn đến tác dụng nhiệt tốt hơn làm cho viên thức ăn cứng hơn và tốt hơn.

- Chất kết dính: Tác động ảnh hưởng của chất kết dính đến độ bền và độ cứng của viên thức ăn trong nước được giải thích là chất kết dính sẽ làm giảm các không gian trống trong hỗn hợp nguyên liệu làm tăng độ nén cứng của viên thức ăn. Do tính chất của chúng là kết dính lại với nhau nên làm cho thức ăn chắc hơn. Sự biến đổi về thành phần bởi các tác nhân hóa học trong quá trình sản xuất sẽ làm cho viên thức ăn bền hơn với nước. Đối với thức ăn tôm thì yêu cầu về độ kết dính cao, vì vậy nên nhiều nghiên cứu về chất kết dính trong thức ăn tôm được thực hiện.

III. BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN

  - Thức ăn sau khi sản xuất có thể bảo quản ở nơi sản xuất hay ít nhất đến người sử dụng cũng bảo quản thức ăn. Quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng giảm phẩm chất. Vì vậy thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn luôn luôn được xác định.
Thức ăn bảo quản bị kém phẩm chất do một số nguyên nhân:

. Tác động của quá trình oxy hóa
· Tác động bởi vi khuẩn
· Côn trùng, các loài gậm nhấm
· Những biến đổi  hóa học trong quá trình lưu trữ

Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trong thời gian bảo quản:

1. Nhiệt độ và độ ẩm

Quá trình phân hủy làm giảm phẩm chất, chất lượng thức ăn thì tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản. Nhiệt độ và độ ẩm đóng vai trò quan trọng, là tác nhân gây ảnh hưởng đến việc bảo quản và hạn sử dụng của thức ăn. Các nhân tố này ảnh hưởng đến ẩm độ của thức ăn, tỷ lệ biến đổi hoá học của thức ăn, sự tấn công và phát triển của nấm, mốc và côn trùng. Thêm vào đó, ánh sáng và oxy cũng là tác nhân gây ra sự giảm phẩm chất của thức ăn.

Trong quá trình tích trữ thức ăn việc không quan tâm đến độ ẩm của thức ăn sẽ dẫn đến sự cân bằng giữa trong không khí và trong thức ăn tuỳ thuộc vào độ ẩm tương đối của môi trường. Độ ẩm tương đối thích hợp là 75%. Tuy nhiên các vùng ở khu vực nhiệt đới thì độ ẩm tương đối thường cao hơn, vì vậy thời gian bảo quản thức ăn được rút ngắn lại. Nhiệt độ cao làm Vitamin C trong thức ăn bị biến tính, thúc đẩy quá trình oxy xảy ra, khởi đầu cho quá trình phát triển của vi sinh vật có hại.

1.2. Tác động của vi sinh vật

Nhìn chung nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển ở độ ẩm trên 70%, nhiệt độ 35 – 40 độ C (Cockerell và ctv, 1971).

Các ảnh hưởng bất lợi của sự phát triển của nấm trong bảo quản thức ăn:
· Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn giảm, các chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi như lipid, amino acid (đặc biệt là lysine và arginin) và vitamin do tác động của các enzym phân huỷ của nấm (Jones, 1987). Nấm cũng giúp cho sự phát triển ôi dầu của các acid béo (Cockerell và ctv, 1971).
· Làm thay đổi mùi và hình dạng thức ăn, làm cho thức ăn đóng cục, giảm giá trị.
· Nấm có thể có thể sản sinh ra các chất độc mà có thể gây ung thư đặc biệt là Aspergillus flavus. Hầu hết các chất độc thường là aflatoxin B. Các nguyên liệu mà thường bị nhiễm A. flavus là lạc, hạt bông, và dừa (Chow, 1980)

1.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm.

 Côn trùng và các loài gặm nhấm gây ra tác hại đáng kể đến thức ăn bảo quản, điều này có thể nhận thấy qua sự cắn phá làm dơ bẩn, hay gián tiếp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

1.4. Sự biến đổi hoá học trong quá trình bảo quản thức ăn thủy sản

  Đa phần sự biến đổi hoá học thường xuất hiện trong bảo quản thức ăn là sự ôi dầu của của acid béo. Thông thường các acid béo không no  dễ bị oxy hoá tạo ra mùi ôi thối làm giảm phẩm chất thức ăn, đôi khi tạo ra một số hợp chất độc ức chế sự phát triển của vật nuôi. Carbohydrate cũng có thể bị lên men. Các chất hoá học sinh ra trong quá trình này làm giảm hàm lượng aminoacid, các vitamin giá trị, đặc biệt là vitamin C.

1.5. Phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản

   Bảo quản thức ăn đúng cách nghĩa là làm chống lại các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại gặm nhấm. Nguyên vật liệu làm thức ăn nên được bảo quản trong thời gian thích hợp. Cá tạp, cá biển nên dược sử dụng ngay hay được trữ trong tủ đông cho đến khi sử dụng.

  Trong bảo quản thức ăn cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng. Thức ăn được bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn, không được để dưới nền sàn nhà hay dựa vào tường. Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nước, vật liệu bảo quản phải được chống ẩm. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tuỳ thuộc vào tính chất mà bảo quản và sử dụng vào sản xuất sớm nhất khi có thể. Các vật liệu bảo quản nhiều cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng. Một điều bất lợi là trong bảo quản nhiệt độ thường có khuynh hướng tăng lên và gây tác hại trong bảo quản. Sự thông thoát hợp lí trong bảo quản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Luôn chú ý rằng, sự bảo quản sẽ không làm tăng chất lượng của sản phẩm mà chỉ làm chậm đi sự giảm phẩm chất của sản phẩm.

Hiện chúng tôi có cung cấp tất cả các loại máy chế biến thức ăn nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 


Để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
===================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
☎ Zalo: 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
===================
Chia sẻ bài viết này :